Tài khoản

Mẹ cần biết những điều này để phòng tránh dị ứng thực phẩm cho con khi ăn dặm

Dị ứng thực phẩm ở trẻ ăn dặm là gì?

Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường với thức ăn, gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Theo TS. Lê Minh Hương, Trưởng khoa Dị ứng - Miễn dịch - Khớp (Bệnh viện Nhi TW): Dị ứng thức ăn có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em, đặc biệt trẻ em dưới 1 tuổi – trẻ bắt đầu ăn dặm thường là những đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa được ổn định như người lớn cho nên chưa thể ăn các loại thức ăn như người lớn.

Biểu hiện dị ứng thực phẩm ở trẻ

Các phản ứng bé bị dị ứng thức ăn có thể xảy ra ngay trong vòng vài giờ sau khi ăn, hoặc có thể lên tới vài ngày. Vì vậy, khi mẹ bắt đầu cho con ăn một loại thức ăn mới, hãy theo dõi phản ứng của bé trong vòng từ 3 – 5 ngày nhé!

- Biểu hiện chung: Bé không lên cân tẹo nào mặc dù ăn uống vẫn rất tốt.

- Biểu hiện thường thấy: Bé bị đau bụng, nôn/trớ, đầy hơi, đi phân lỏng, đi tướt. Hoặc bé có thể sốt, mệt, mồ hôi chảy và thấy lạnh. Trong khi đó, mũi ngạt, thở khò khè, chảy nước mũi. 

- Biểu hiện dễ nhận thấy: Bé bị nổi mề đay, ngứa, chàm, viêm da. Bản thân bé sẽ cảm thấy trong người khó chịu, bứt rứt không yên, có những sự thay đổi hành vi so với thói quen thông thường của bé. 

Trẻ nổi mẩn khi bị dị ứng thức ăn.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng mà mẹ cần biết

Các loại thức ăn dễ gây dị ứng nhất là sữa bò, trứng, cá, tôm, bột mỳ, lạc và các loại hạt.

- Hải sản: Các loại hải sản là tác nhân gây dị ứng nhiều nhất, bao gồm một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá trích lươn, cá ngừ, cá thu,…), và nghêu sò, tôm, cua,…

- Trứng: Trong lòng trắng trứng gà có một loại protein có thể gây dị ứng cho một số bé mẫn cảm với loại chất này.

- Một số loại rau xanh: Một số loại rau xanh có hàm lượng nitrat cao có thể phản ứng không tốt với cơ địa của trẻ nhỏ. Do vậy, trẻ nhỏ nên thận trọng khi ăn các loại rau xanh như rau bina, củ cải, cà rốt, củ cải xanh.

- Ngũ cốc: Trong số ngũ cốc có thể gây dị ứng thì lạc (đậu phộng) là thực phẩm đứng đầu bảng, mang lại hậu quả xấu, đặc biệt với trẻ bị hen suyễn. Kế đến là đậu nành và lúa mì. Mới đây các nhà khoa học còn tìm ra trẻ có cơ địa dị ứng còn có thể bị dị ứng bởi khoai tây.

- Sữa bò: Dị ứng sữa bò cũng không hiếm gặp. Đó là tình trạng cơ thể của trẻ mẫn cảm với thành phần đạm sữa bò, gây ra phản ứng dị ứng. Bên cạnh dị ứng sữa thực sự thì có những phản ứng với thực phẩm do “không dung nạp thức ăn” có nghĩa là cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa. 

Các thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé.

Lời khuyên chung

Trong giai đoạn cho bé ăn dặm, cách tốt nhất để tránh dị ứng là ba mẹ nên quan tâm và để ý các phản ứng có thể xảy ra mỗi khi cho con ăn bất kì loại thức ăn mới lạ nào, đồng thời cho trẻ ăn từ từ, ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ với thức ăn đó.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho con ăn những loại thức ăn dễ gây dị ứng kể trên. Các mẹ nên lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm nghiệm gắt gao và quá trình chế biến, bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn sạch để tránh nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ. 

Mách mẹ vài mẹo

  • Cho bé ăn một món ít nhất 3 ngày để xem bé có dị ứng với món đó không.
  • Khi cho bé ăn dặm nên cho bé ăn riêng từng món trước, xác định bé không dị ứng mới trộn các món lại với nhau.
  • Trẻ có xu hướng thích ăn ngọt, nên các mẹ nên cho bé ăn rau xanh có màu xanh trước, sau đó là rau xanh có màu vàng, rồi mới đến trái cây, nếu không bé sẽ vì quen đồ ăn có vị ngọt mà từ chối rau xanh.
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm ít dị ứng trước, đợi bé lớn mới bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng.
  • Trước 10 tháng tuổi nên hấp trái cây trước khi làm đồ ăn dặm cho bé để giảm khả năng gây dị ứng của trái cây.

 

06/2017.  Có 5 thích.  
  Thích
  Facebook